Archive for tháng 3 2011

Nhân tố gây nguy hiểm cho bệnh tim mạch

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng ngừa cũng như hạn chế nguy cơ tử vong nếu chúng ta có ý thức phát hiện và điều trị sớm. Bài viết này xin giới thiệu một số yếu tố nguy cơ cần cảnh báo để bạn đọc tham khảo.
Nhiễm khuẩn răng miệng dễ gây hoại tử cơ tim

Gần đây, các chuyên gia y học phát hiện, hoại tử cơ tim có liên quan nhất định tới việc vệ sinh răng miệng kém. Trên lâm sàng, khi kiểm tra toàn bộ cơ thể những bệnh nhân bị hoại tử cơ tim cấp tính, thấy phần lớn các người bệnh đều có các bệnh về răng, miệng, thường gặp nhất là viêm hoặc sưng (có mủ) quanh răng. Qua phân tích thấy rằng, ở vùng răng bị bệnh có rất nhiều khuẩn hình que và liên cầu khuẩn. Các loại khuẩn này nảy sinh ra độc tố và xâm nhập vào máu, tới một mức độ nào đó, chất độc sẽ gây nghẽn mạch và các động mạch nhỏ bị co thắt; nếu động mạch vành của tim bị liên lụy sẽ gây nghẽn mạch làm cơ tim hoại tử. Cơ chế phát sinh bệnh tương đối phức tạp, mà khâu vệ sinh răng miệng kém chỉ là một trong số những nguyên nhân mà thôi.Ù tai có thể liên quan đến tim
Ảnh minh họa
Các nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy, những người trên 55 tuổi mà đột nhiên thấy tai bị ù, thì thường là biểu hiện của bệnh động mạch vành (ĐMV) và tim mạch. Ù tai, thính lực giảm sút hoặc tai điếc thường là một trong những biểu hiện của bệnh xơ vữa động mạch, ĐMV hoặc thiếu máu não tạm thời. Thông thường, sau 6 – 12 tháng kể từ khi có các triệu chứng trên sẽ bị mắc bệnh ĐMV.

Tóc rụng phải đề phòng bệnh tim

Theo tài liệu nước ngoài, đàn ông trong độ tuổi 21 – 55, nếu đỉnh đầu bị hói nặng thì khả năng mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với người bình thường. Qua nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng mối liên quan giữa người hói và bệnh tim có thể là do một lượng hormon nam gây ra. Loại hormon này có thể ảnh hưởng tới hàm lượng cholesterol gây tắc nghẽn trong mạch máu.

Đau vai tay trái cần kiểm tra điện tâm đồ ngay

Hiện tượng đau vai trái có thể do bệnh tim gây ra. Bởi thần kinh cảm giác đau vai và đau tim hầu như cùng đi vào cột sống ở cùng một nơi. Vì vậy, khi tim có vấn đề, thường hay bị nhầm với hiện tượng đau vai, làm thời gian bệnh tim kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, khi vùng vai trái đau kéo dài không khỏi, cần phải đi điện tâm đồ kiểm tra tim ngay.

Người từ tuổi trung niên đau bụng vùng thượng vị cần cảnh giác đau do tim

Đau bụng vùng thượng vị cấp tính thường là biểu hiện đầu tiên của hoại tử cơ tim, hay xuất hiện sau khi ăn no, nhất là sau khi ăn loại thức ăn lượng mỡ cao. Điều này liên quan đến việc sau khi ăn, máu đặc hơn, lưu lượng máu chảy giảm, tiểu cầu dễ tập trung lại gây tắc nghẽn ĐMV và làm trương lực của thần kinh dạ dày, ruột tăng lên. Trong lâm sàng, ngoài đau bụng vùng thượng vị ra, thường kèm theo buồn nôn, nôn oẹ, chướng bụng, đi lỏng, tức ngực, đau ngực, ra nhiều mồ hôi… Triệu chứng ở cơ tim thường bị các triệu chứng ở đường tiêu hoá che lấp, người bệnh thường bị chẩn đoán là đau dạ dày làm lỡ thời cơ điều trị tim mạch, do vậy dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Lời khuyên với những người 45 tuổi trở lên, khi xuất hiện đau bụng trên thì dù họ không có tiền sử bệnh tim, cho điều trị chống co thắt không có hiệu quả thì nên suy nghĩ tới bệnh cơ tim hoại tử, phải cho làm điện tâm đồ ngay để cấp cứu kịp thời.

Viêm khớp ngón tay cần chú ý bảo vệ tim

Các nhà khoa học phát hiện, viêm khớp ngón tay có thể là biểu hiện sớm đối với những người đàn ông chết vì bệnh tim, cũng là một trong những tín hiệu cảnh báo phụ nữ chết sớm. Công trình nghiên cứu này của các nhà khoa học Phần Lan cho rằng, người già và người béo phì mắc viêm khớp nhiều hơn, nhất là người béo phì thì mắc viêm khớp càng nặng hơn. Hiện chưa có cách nào chữa trị tận gốc loại bệnh này, nên phòng bệnh vẫn là hơn cả.

Sau khi gãy xương, cẩn thận phòng mắc bệnh tim

Người già sau khi gãy xương dễ bị mắc bệnh tim mạch và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong khi diễn biến xấu đi. Đó là do xương gãy gây đau đớn làm thần kinh giao cảm hưng phấn, làm tăng huyết áp, nghiêm trọng hơn có thể gây xuất huyết não. Sau khi phẫu thuật xương gãy, cơ thể rơi vào trạng thái bị kích thích cao độ, trực tiếp tổn hại đến cơ tim làm rối loạn hoạt động của tim. Vì vậy, khi bị gãy xương, cần phải theo dõi huyết áp, nhịp tim.Cẩn thận khi nửa đêm ho nhiều

Một số người già đêm đột nhiên bị ho nhiều, nhưng do không có triệu chứng gì khác nên dễ bị coi nhẹ. Nhưng thực ra đó chính là một tín hiệu suy kiệt chức năng tim. Lâm sàng gọi đây là “hô hấp khó khăn bột phát”. Đó chính là biểu hiện báo trước của bệnh tim, cần phải đi kiểm tra ngay.

Phụ nữ ngủ ngáy cần cảnh giác với bệnh tim

Một báo cáo khoa học của Đại học Harvard – Mỹ cho biết: phụ nữ ngáy ngủ sẽ tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch hơn. Những người này kèm theo trạng thái ngủ nằm ngửa, hút thuốc, uống rượu, làm ca đêm nhiều thì nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người thỉnh thoảng mới ngáy tới 20%.

Nấc liên tục cần đề phòng cơ tim hoại tử

Nấc phần lớn là do dạ dày bị lạnh, viêm dạ dày và cơ hoành cách gây nên, ngoài ra thì trúng phong cũng hay bị nấc. Nhưng cũng có khi nấc lại do hoại tử cơ tim gây ra, nguyên nhân là do cơ tim vách dưới hoại tử kích thích cơ hoành gây ra. Do đó, nếu đột nhiên bị nấc liên tục mà không do các nguyên nhân gây bệnh khác thì phải suy nghĩ tới việc do cơ tim hoại tử gây ra, cần phải làm điện tim và kiểm tra ngay lập tức. 
________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Suy hô hấp vì… nhão cơ hoành




BS Đặng Thanh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức Ngoại, cho biết hiện bé N. hết suy hô hấp, ăn uống được và tổng trạng ổn định

Cách đó nửa tháng, bé N. phải nhập BVNĐ 1 do bị suy hô hấp. Trước đó, bé sốt ho 4 ngày, đã điều trị tư nhưng không đỡ. Khi vào viện, tại khoa Nội tổng quát 2, bé được hỗ trợ hô hấp ngay.

Sau khi xem phim chụp X-quang phổi và chụp cắt lớp điện toán (CT scanner), bệnh viện xác định bé bị nhão cơ hoành và tiến hành phẫu thuật khâu xếp nếp cơ hoành vào ngày 11/9. Một tuần sau, với tổng trạng ổn định, hôm nay bé N. được chuyển qua khoa Ngoại để được tiếp tục điều trị và chăm sóc.

Mỗi năm, khoa Ngoại BVNĐ 1 tiếp nhận phẫu thuật cho khoảng 2 - 3 nhão cơ hoành, bệnh thường được phát hiện tình cờ khi chụp X quang phổi. BS Tuấn lưu ý rằng bệnh này tuy hiếm gặp nhưng có thể ảnh hưởng nhiều đến khả năng hô hấp và sức khỏe của trẻ. Vì thế, bệnh cũng cần được phát hiện và điều trị sớm.

Cơ hoành là cơ chủ yếu của hệ hô hấp, hình vòm, ngăn cách giữa ngực và bụng, giúp hít thở bình thường. Nếu bị khiếm khuyết phần cơ, cơ hoành chỉ như một miếng màng mỏng và khi đó gây ra bệnh nhão cơ hoành, các cơ quan trong ổ bụng sẽ đẩy cơ hoành lên trên, chiếm chỗ của phổi.

Bệnh lý này dễ phẫu thuật hơn và có tiên lượng sau mổ khá tốt so với thoát vị hoành - bệnh lý cơ hoành thường gặp nhất, các cơ quan trong ổ bụng chui qua lỗ trống ở cơ hoành lên khoang màng phổi.
_________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Nguy cơ do viêm mủ màng phổi

Viêm mủ màng phổi (VMMP) là sự tràn mủ trong khoang màng phổi. Dịch là mủ thật sự hoặc là chất dịch đục hay màu nâu, nhưng bao giờ cũng có xác bạch cầu đa nhân là thành phần chính của mủ.



Đau ngực, ho khan có lo viêm mủ màng phổi?
Khi bị VMMP cấp tính, bệnh nhân thường có dấu hiệu như sau: bệnh khởi đầu đột ngột, rầm rộ hoặc khởi đầu bằng những triệu chứng giống như bị cảm cúm. Nếu VMMP thứ phát do các bệnh khác thì rất khó xác định thời gian khởi phát của bệnh. Giai đoạn toàn phát có các triệu chứng: đau ngực, khó thở, ho khan. Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc gồm sốt cao, đau đầu, mất ngủ, kém ăn, gầy sút, bạch cầu trong máu tăng cao. Khám thấy hội chứng 3 giảm do tràn dịch khoang màng phổi. Xquang có hình tràn dịch màng phổi. Xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn trong mủ.
Nếu bệnh nhân bị VMMP bán cấp và mạn tính, xuất hiện sau khi bệnh khởi phát trên 2 tháng nếu không được điều trị, gồm các triệu chứng: đau ngực, khó thở, ho có đờm hoặc có mủ hôi. Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc không rầm rộ như ở giai đoạn cấp tính, nhưng toàn trạng bệnh nhân lại suy kiệt nặng, số lượng bạch cầu trong máu tăng vừa, hồng cầu và huyết sắc tố giảm... Khám thấy hội chứng 3 giảm do dày dính co kéo màng phổi, các xương sườn nằm xuôi và kém di động, các khoang liên sườn hẹp lại, tạo nên một bên ngực cứng đờ và bị kéo thấp xuống hơn so với bên lành. Xquang thấy có khoang cặn ở vùng dưới và sau của màng phổi, có thể thấy hình ảnh khí quản và trung thất bị co kéo về bên tổn thương, cột sống bị vẹo với chiều lõm hướng về bên bị mủ màng phổi.

Biến chứng do VMMP có thể nguy hiểm tính mạng
VMMP không thể tự hấp thu và khỏi nếu không được điều trị. Trường hợp điều trị tích cực ngay từ giai đoạn cấp tính thì bệnh có thể khỏi sau 2 - 4 tuần và ít để lại di chứng nặng. Nhưng nếu điều trị không tốt hoặc không được điều trị thì mủ màng phổi sẽ trở thành mạn tính và dẫn tới các biến chứng nặng như: vỡ ra thành ngực, thường ở đường nách sau vì là nơi thành ngực mỏng và là chỗ thấp khi bệnh nhân nằm. Mủ từ khoang màng phổi rò qua khe liên sườn vào dưới da rồi sau đó vỡ qua da ra ngoài, tạo thành lỗ rò mủ kéo dài ở thành ngực. Rò phế quản: mủ từ khoang màng phổi vỡ vào nhu mô phổi và rò vào phế quản. Bệnh nhân đột nhiên thấy đau nhói, khạc ra ít máu, khó thở rồi ộc ra một lượng mủ lớn. Nếu là rò phế quản lớn với lượng mủ nhiều thì bệnh nhân có thể bị ngạt thở cấp tính và thậm chí có thể tử vong. Nếu rò phế quản nhỏ thì bệnh nhân ho và khạc mủ thối kéo dài. Có khi gặp trường hợp vỡ ổ mủ màng phổi vào thực quản hoặc qua cơ hoành vào ổ bụng. Biến chứng toàn thân có thể gặp như: thoái hoá dạng tinh bột (amyloid) ở gan, thận, nhiễm khuẩn huyết, áp-xe các cơ quan khác, suy tim...


Vì sao bị viêm mủ màng phổi?
Nhiều nghiên cứu cho thấy VMMP có thể xuất phát đầu tiên ở khoang màng phổi hoặc thứ phát sau một số bệnh như: viêm phổi, áp-xe phổi, giãn phế quản, ung thư phổi bội nhiễm, dị vật phổi, nấm phổi, viêm tắc động mạch phổi; rò khí phế quản, rò thực quản, áp-xe hạch trung thất; viêm xương sườn, viêm các đốt sống lưng, áp-xe vú; áp-xe dưới cơ hoành, áp-xe gan, áp-xe quanh thận, viêm phúc mạc; nhiễm khuẩn huyết; vết thương và chấn thương ngực gây tràn dịch máu khoang màng phổi...
Vi khuẩn gây VMMP thường gặp là tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, proteus, vi khuẩn lao, Bacteroides, Salmonella...
Điều trị bảo tồn hay phẫu thuật? Phải điều trị sớm, tích cực, phối hợp chặt chẽ việc dùng kháng sinh mạnh và theo kháng sinh đồ, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng ăn uống tốt, truyền đạm, truyền máu. Làm sạch khoang màng phổi. Bệnh nhân cần tập thở tích cực trong quá trình điều trị.
Điều trị bảo tồn: phải dùng kháng sinh liều cao, phối hợp kháng sinh và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, kết hợp dùng kháng sinh tại chỗ và kháng sinh toàn thân. Chọc hút màng phổi: có tác dụng tốt khi mủ màng phổi mới xuất hiện, dịch mủ còn loãng và số lượng không lớn, khoang màng phổi không bị dày dính và đóng ngăn. Chọc ở chỗ gõ đục nhất nhưng không nên thấp quá vì có thể bị tắc kim do mủ đặc đọng ở đáy khoang mủ. Sau khi hút hết mủ có thể bơm rửa khoang màng phổi bằng huyết thanh mặn, sau đó có thể bơm kháng sinh vào khoang màng phổi. Phải chọc hút mủ hằng ngày, nhưng sau 5-10 ngày không thấy có kết quả thì phải chuyển sang dẫn lưu màng phổi. Dẫn lưu màng phổi: ống dẫn lưu có thể đặt ở các khoang liên sườn từ V đến VII đường nách giữa hoặc đường nách sau. Qua ống dẫn lưu có thể bơm rửa và đưa kháng sinh vào khoang màng phổi. Khi khoang màng phổi hết mủ và phổi nở ra sát thành ngực thì rút ống, nếu sau 5-7 ngày mà không đạt được kết quả như trên thì nên rút ống dẫn lưu để đặt vào chỗ khác vì lúc này chân ống dẫn lưu đã bị viêm và hở, làm mất tác dụng hút âm tính của ống dẫn lưu. 

Nâng cao thể trạng: cho bệnh nhân ăn uống tốt, truyền đạm, truyền máu, các loại sinh tố... Tập thở để phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi và làm phổi nở sát thành ngực.
Phẫu thuật: giai đoạn mạn tính, mủ màng phổi tạo thành một khoang tàn dư có thành rất dày và không tự xẹp lại được, khi đó phải phẫu thuật để giải quyết.

___________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Viêm phổi ở bé sơ sinh – Cách nhận biết và xử trí tại nhà

Viêm phổi sơ sinh thường gặp ở cả 4 mùa trong năm, tuy nhiên dễ mắc hơn vào mùa thu – đông. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp, nếu không điều trị triệt để sẽ dễ mắc lại, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của bé. 

Căn bệnh này tuy không lây, nhưng nếu là bé sinh đôi, hoặc với bé cùng độ tuổi tiếp xúc quá gần gũi thì nguy cơ lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra.


Viêm phổi ở bé sơ sinh   Cách nhận biết và xử trí tại nhà


Ba câu hỏi lớn mà chúng ta cần trả lời là:

1. Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm là trẻ bị viêm phổi?

- Khi trẻ bị viêm phổi, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở mà hậu quả là trẻ có thể bị thiếu oxy. Vì vậy trẻ buộc phải thở nhanh hơn dể bù đắp lại sự thiếu hụt này.
- Dựa theo công trình nghiên cứu khoa học quy mô tại nhiều nơi trên thế giới, TCYTTG đã thấy rằng: thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ vị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dễ tìm: đồng hồ có kim giây.
- Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:
  • Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng.
  • Từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 – 11 tháng.
  • Từ 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi.
Khi đó trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay.
- Vì nhịp thở có thể tăng khi trẻ gắng sức (bú, quấy khóc…) nên chúng ta cần phải đếm nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi ngủ.

2. Làm thế nào để biết là viêm phổi đã nặng cần phải cho trẻ nhập viện điều trị?

- Khi viêm phổi diễn tiến thành nặng, phổi sẽ ngày càng mất tính mềm mại có thể trở nên đặc cứng làm trẻ phải gắng sức nhiều để thở. Khi đó các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành – một loại cơ hô hấp ngăn đội ngực và bụng, phải tăng cường co bóp để bù đắp. Khi đó phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào khi trẻ hít vào.
- Như vậy khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.
- Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và vụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.

3. Đâu là dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã tới mức nguy hiểm cần phải đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức?

Là các dấu hiệu cho biết trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ. Những dấu hiệu này không chỉ có trong bệnh viêm phổi mà còn có thể có trong nhiều loại bệnh nặng khác cũng cần được cấp cứu kịp thời.
- Ở trẻ dưới 2 tháng, đó là: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.
- Ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi, đó là: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.
Tổ chức y tế thế giới đã dày công nghiên cứu và tìm ra các phương tiện rất đơn giản, dễ dàng mà lại chính xác để giúp chúng ta có thể áp dụng ngay tại nhà.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Khi bị viêm phổi, trẻ có thể được điều trị tại nhà. Bốn công việc cần phải làm là:

1. Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp.

Điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh là trẻ cần phải được cho uống kháng sinh thích hợp đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc.
Đối với các loại thuốc viên, cần tán nhỏ viên thuốc trước khi cho trẻ uống (có thể cho vào một ít nước và chờ vài phút, nước sẽ làm viên thuốc bở ra và dễ nghiền nhỏ hơn). Có thể pha thêm một ít đường, hoặc pha với một ít sữa, nước cháo để bé có thể uống dễ dàng hơn. Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho bé uống lại một liều khác.
Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng kháng sinh khi trẻ chỉ bị cảm ho thông thường. Thật thế ngoài viiệc tốn kém, tác dụng phụ trước mắt hay lờn thuốc về lâu về dài, người ta cũng đã chứng minh được rằng việc lạm dụng kháng sinh như thế cũng không ngừa được biến chứng viêm phổi ở trẻ chỉ bị ho cảm thông thường.

2. Điều trị các triệu chứng kèm theo: sốt, khò khè.

Tùy trường hợp mà thầy thuốc sẽ cho trẻ các loại thuốc cần thiết khác như thuốc hạ sốt (Paracetamol), thuốc điều trị khò khè (Salbutamol, Trebutaline). Cần cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn dù rằng các loại thuốc này cũng khá an toàn cho trẻ em.

3. Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà.

- Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ kho bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.
- Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.
- Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị NKHHCT, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.
Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp để trị viêm phổi cũng sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng… chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn.
TCYTTG cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng… Các loại thuốc ho như sirop Astex (dùng tại BV. Nhi Đồng 1), sirop Pectol E là các thuốc có thành phần chính là thảo dược an toàn (Tần dầy lá, núc nác…) cũng có thể được sử dụng cho trẻ em.

4. Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng.

- Tái khám theo hẹn: trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không. Ngay trong trường hợp tốt nhất (trẻ thở trở lại bình thường, hết sốt, ăn – bú khá hơn) trẻ cũng cần phải tiếp tục cho uống kháng sinh đủ thời gian là 5 ngày.
- Nếu sau 2 ngày tái khám, nếu trẻ còn thở nhanh, thầy thuốc sẽ cho bé dùng một loại kháng sinh cần thiết káhc hoặc cho cháu nhập viện điều trị.
- Khám lại ngay: cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thở nhanh hơn – mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.

Kết luận

- Viêm phổi là bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi mà nếu không được phát hiện, chữa trị sớm, đúng cách trẻ rất dễ tử vong.
- Chúng ta có thể tóm lược cách phát hiện và xử trí tại nhà như sau:
  • Trẻ có dấu hiệu nguy hiểm = bệnh rất nặng, nhập viện cấp cứu
  • Trẻ thở co lõm lồng ngực – viêm phổi nặng, cần nhập viện ngay
  • Trẻ thở nhanh = viêm phổi, cần uống kháng sinh tại nhà – tăng cường ăn uống – sử dụng thuốc ho an toàn.
- Đây cũng là nội dung cơ bản nhất của phác đồ xử trí NKHHCT do TCYTTG đề ra từ 1990, đang được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và đã chứng minh hiệu quả thực tế trên phạm vi toàn cầu: người ta đã ước tính chỉ với những cách làm khá đơn giản nêu trên đã giúp giảm được 50% tử vong do viêm phổi, cứu sống được khoảng 600.000 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm tránh khỏi lưỡi hái của hung thần viêm phổi trên toàn thế giới.

________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Bệnh viêm bì cơ

1.Đại cương
1.1. Thuật ngữ
Bệnh viêm bì cơ (Dermatomyositis): là một bệnh hệ thống, biểu hiện chủ yếu ở da, cơ và mạch máu; đặc trưng bởi những ban đỏ tím có thể có phù nề ở vùng quanh mắt, ban đỏ ở mặt, cổ và thân người, những sẩn phẳng đỏ tím ở da các khớp bàn ngón tay có thể kèm theo đau, yếu và viêm cơ kết hợp với viêm đa cơ, viêm phổi kẽ, bệnh cơ tim và viêm mao mạch. Hiện nay, người ta xếp bệnh viêm bì cơ vào nhóm các bệnh tự miễn.
Viêm đa cơ (Polymyositis): không có biểu hiện da mà chủ yếu biểu hiện ở cơ.

1.2. Lịch sử nghiên cứu
Viêm đa cơ lần đầu tiên được Wagner mô tả vào năm 1863.
Viêm bì cơ lần đầu được Unverricht mô tả và năm 1887, nhưng chưa phân biệt được với bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.
Viêm bì cơ kèm ung thư lần đầu được Stertz mô tả vào năm 1916.
Năm 1930, Gottron đã mô tả những biểu hiện đặc trưng của bệnh ở da và sau này những dấu hiệu đó đã được mang tên ông.
Năm 1942, Kiel mô tả đầy đủ bệnh.
Năm 1966, Banker và Victor đưa ra khái niệm viêm bì cơ ở trẻ em.
Năm 1975, Bohan và Peter đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại cho bệnh viêm bì cơ và bệnh viêm đa cơ.
Tuy nhiên, ngày nay người ta đã thừa nhận viêm bì cơ không có biểu hiện cơ (Amyopathic Dermatomyositis hoặc Dermatomyositis sine myositis) và năm 1999, Sontheimer đã đưa ra bảng phân loại mới.

1.3. Phân loại
phân loại của Bohan và Peter( 1975):
1. Viêm đa cơ.
2. Viêm bì cơ.
3. Viêm đa cơ hoặc viêm bì cơ có liên quan với ung thư.
4. Viêm bì cơ ở trẻ em.
5. Viêm đa cơ hoặc viêm bì cơ có liên quan với bệnh của tổ chức liên kết.
Phân loại viêm bì cơ / viêm đa cơ (Guideline of Care of Dermatomyositis. J Am Acad Dermatol 1996)

1. Viêm bì cơ:
- Khởi phát ở người lớn:
+Viêm bì cơ cổ điển.
+ Viêm bì cơ cổ điển kèm ung thư.
+ Viêm bì cơ cổ điển kèm bệnh của tổ chức liên kết.
+ Viêm bì cơ không có biểu hiện cơ.
- Khởi phát ở trẻ em:
+ Viêm bì cơ cổ điển.
+ Viêm bì cơ không có biểu hiện cơ.
2. Viêm đa cơ:
- Chỉ có viêm đa cơ.
- Viêm đa cơ kèm theo bệnh của tổ chức liên kết.
- Viêm đa cơ kèm theo ung thư.
phân loại bệnh viêm cơ không rõ căn nguyên( Thomas P.Habif, 2004 )

Nhóm I: viêm đa cơ
Nhóm II: viêm bì cơ
Nhóm III: VĐC hoặc VBC có bệnh ác tính
Nhóm IV: VĐC hoặc VBC ở trẻ em
Nhóm V: VĐC hoặc VBC kết hợp với bệnh mạch- sợi tạo keo

2. DỊCH TỄ HỌC
2.1. Tỷ lệ mắc bệnh
Bệnh viêm bì cơ ít gặp hơn bệnh lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng từ 2-9/1.000.000 người/năm (người lớn). Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em Mỹ là 3,1/1.000.000 trẻ em/năm.

2.2. Tuổi
Bệnh khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên (trước 10 tuổi) hoặc ở người lớn từ 40-60 tuổi. Trên 50 tuổi, bệnh thường kèm theo ung thư. Tuổi khởi phát ở nam muộn hơn nữ. Bệnh viêm đa cơ thường gặp hơn ở người lớn nhưng ở trẻ em bệnh viêm bì cơ thường gặp hơn.

2.3. Giới
Bệnh thường gặp ở nữ hơn so với nam: tỷ lệ 2/1 (người lớn), 2,3/1 (trẻ em).

2.4. Chủng tộc
Ở người da đen, bệnh gặp nhiều hơn người da trắng (tỷ lệ 4/1).
Ở người Nhật Bản, viêm bì cơ kèm theo ung thư phổi gặp nhiều hơn các dân tộc khác.



3. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
Căn nguyên không rõ. Các ca > 55 tuổi thường kết hợp bệnh ác tính; u ác tính vú, phổi, buồng trứng, dạ dày, đại tràng, tử cung.
3.1. Các yếu tố khởi động bệnh
Hiện nay, một số tác giả đã đưa ra những yếu tố được coi là khởi động bệnh (disease trigger):
- Các virus: Coxsackie virus, parvovirus B19, Epstein-Barr virus, HIV. Người ta thấy cấu trúc của tế bào cơ giống như của Picornavirus.
- Ánh nắng mặt trời.
- Stress.
- Thuốc: penicillamin, phenyntoin, các thuốc hạ Cholesteron máu, progesteron...
- Cấy sillicon vào ngực, cấy collagen bò.
- Ung thư.
- Bị các bệnh của tổ chức liên kết khác.

3.2. Cơ chế bệnh sinh
Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm bì cơ vẫn chưa rõ, có một vài giả thuyết được đưa ra để giải thích cơ chế bệnh sinh của bệnh này, trong đó giả thuyết từ những khuyết tật di truyền đã dẫn đến những đáp ứng sai lầm của hệ miễn dịch với những tác nhân của môi trường được nhiều tác giả công nhận:Giống như các bệnh tự miễn khác như lupus ban đỏ hệ thống, viêm bì cơ được cho là trải qua nhiều phase: phase nhạy cảm (the susceptibility phase), phase kích thích (the induction phase), phase phát triển (the expansion phase), phase tổn thương (the injury phase).
Phase nhạy cảm của viêm bì cơ liên quan đến những khuyết tật về di truyền: HLA-DQA1, sự sản xuất kháng thể kháng synthetase (như Jo-1) có liên quan đến HLA-DR3, sự đa hình thái của TNF-ỏ có liên quan đến sự nhạy cảm ánh sáng của bệnh nhân viêm bì cơ.


Các tác nhân môi trường bao gồm: nhiễm khuẩn, tia cực tím có thể đóng vai trò cảm ứng gây mất sự dung thứ miễn dịch. Tia cực tím (UVB và UVA) làm xuất hiện hoặc tăng nặng biểu hiện da ở bệnh nhân viêm bì cơ. Khoảng 50% bệnh nhân viêm bì cơ nhạy cảm với ánh sáng. Nhiều loại nhiễm khuẩn còn được coi là nguyên nhân gây bệnh viêm bì cơ, đó là các virus RNA (coxakievirus, echovirus, human retrovirus), Toxoplasma gondii.
Phase phát triển: các tự kháng thể và phát triển tế bào T tự phản ứng đánh dấu sự bất thường về miễn dịch.
Phase tổn thương: các tự kháng thể và các tế bào T tự phản ứng đóng vai trò quan trọng trong phase tổn thương. Miễn dịch qua trung gian tế bào chống lại các tự kháng nguyên cơ được cho là nguyên nhân chính gây ra tổn thương cơ trong viêm đa cơ, miễn dịch dịch thể liên quan đến những tổn thương da và cơ trong viêm bì cơ.

4. LÂM SÀNG
4.1. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh viêm bì cơ biểu hiện chủ yếu ở da và cơ:
- Tiền sử nhạy cảm ánh sáng (±), yếu cơ.
* Triệu chứng về da: *Triệu chứng về cơ:


4.1.1. Da: Đỏ tím, đỏ bừng quanh mắt kết hợp phù ít nhiều vùng mặt, màu đỏ tím, viêm da dạng sẩn, ban đỏ và có vảy da, có thể có chợt và loét rồi lành để lại sẹo hình sao, hình kỳ dị. Viêm da ban đỏ tím ở trán má, mặt cổ, thân, mình 1/2 phía trên. Vùng dưới cằm không chịu tác động của ánh nắng thường không bị, vùng cổ hình chữ V hay bị.
Các sẩn tím phẳng (đỉnh phẳng) (gọi là sẩn Gottron, dấu hiệu Gottron) hay bị ở vùng tỳ ép như cùi tay, lưng khớp đốt ngón tay, có khi ở gáy, ít nhiều có teo da.
- Ban đỏ quanh móng, giãn mao mạch quanh móng tay. Có khi có huyết khối lưới mao mạch, nhồi máu.
- Có thể có nút can xi hoá mô dưới da ở cùi tay thường xuất hiện muộn, có khi bị chứng can xi hoá toàn thể.
Những biểu hiện ở da của bệnh được chia thành những nhóm sau:
a) Ban rất đặc hiệu của bệnh (Pathognomonic)
Sẩn Gottron (Gottron’s papule): là những sẩn hoặc những mảng nhỏ ở phần da mu các khớp ngón và bàn ngón tay có màu đỏ đến tím. Chúng có thể teo đi theo thời gian.
Dấu hiệu Gottron (Gottron’s sign): là những ban màu đỏ tím, đối xứng ở những ụ đầu xương (mu của các khớp ngón và bàn ngón tay, khuỷu tay, khớp gối, mắt cá chân), thường không có vảy da, có thể kèm theo phù.
b) Ban đặc trưng cho của bệnh (Characterstic)
Dấu hiệu helitrope (helitrope rash): dát màu đỏ tím quanh mắt, có thể có phù mi mắt.
Dấu hiệu đỏ tím quanh móng (Periungual changes): do giãn các mao mạch quanh móng.
Dát màu đỏ tím đối xứng, ngứa, thường tập hợp thành đám, ở mặt duỗi bàn, ngón tay, cẳng tay, cánh tay, vùng cơ delta, sau vai, cổ (dấu hiệu khăn quàng (shawl sing)), tam giác cổ áo, giữa mặt, quanh mắt, trán, da đầu.
Bàn tay thợ cơ khí (Mechanic’s hands): hai bàn tay nứt nẻ, viêm, nhiều vảy da, dày sừng, tăng sắc tố.
c) Ban tương hợp của bệnh (Compatible): ngoài bệnh viêm bì cơ, những ban này còn gặp trong bệnh xơ cứng bì và bệnh mycosis fungoid.
Chứng da loang lổ (Poikiloderma): những mảng da tăng giảm sắc tố lẫn lộn ở những vùng sau vai, lưng, mông, tam giác cổ áo, ngực, thường không đối xứng.
Calcinosis da: thường gặp ở viêm bì cơ trẻ em.

4.1.2. Cơ :Cơ nhạy cảm, teo cơ, yếu cơ đoạn gần tiến triển. Lúc khởi đầu, các triệu chứng có khuynh hướng khó xác định và bệnh nhân chỉ có thể cảm thấy yếu đôi chút ở các bắp tay gần vai và ở đùi, họ cảm thấy ngày càng khó nhấc mình ra khỏi ghế, khó ngồi dậy nhổm dậy từ tư thế nằm mà không dùng tay, khó trèo bậc thang, khó giơ tay cao lên đầu. Sau cùng ngay cả những cử động đơn giản như chải đầu, ngồi dậy hoặc xoay trở mình trên giường cũng vô cùng khó nhọc hoặc không thực hiện được. Đau các cơ theo nhiều trình độ, đau tăng lên khi bóp vào các cơ. Một số động tác như dơ tay lên cao không thể làm được, trước tiên là các cơ bả vai bị thương tổn sau đến các cơ ở cổ thân mình và các chi gây trở ngại khi cử động, lực của các cơ giảm sút, các cơ chóng mệt mỏi và dần dần có khuynh hướng co cứng cơ đi lại khó khăn bước từng bước nhỏ, các phản xạ cơ và gân thường bị giảm và có khi mất hẳn, kích thích điện cơ thường giảm. Điện cơ thấy rõ điện thế nhiều pha, các sóng thấp, đường biểu diễn rung cơ nhanh, nếu quá trình bệnh lý lan rộng thì sẽ phát sinh nuốt khó do thương tổn các cơ thực quản, cơ hoành, cơ ruột, cơ tim, cơ nhãn cầu mắt và rối loạn các cơ thắt.
Teo cơ ±, đau cơ ±, nhưng hiếm khi bị ở cơ mặt, cơ hầu, thực quản. phản xạ gân sâu ở giới hạn bình thường.
Các cơ ngọn chi thường không bị ảnh hưởng, bệnh nhân vẫn có thể tự cài cúc áo, viết, đánh máy hoặc chơi đàn piano được. Các nhóm cơ này chỉ bị ảnh hưởng ở giai đoạn muộn của bệnh.

4.1.3. Những biểu hiện khác
Xuất huyết và loét da: do có viêm mao mạch kèm theo.
Hiện tượng Raynaud (Raynaud’s phenomenon).
Niêm mạc miệng và họng có thể phù, đỏ và loét.
Khó nuốt.
Khó phát âm (Dysphonia).
Biểu hiện đường hô hấp: yếu các cơ hô hấp, viêm phổi kẽ, xơ phổi.
Viêm khớp: biểu hiện ở 20-65% bệnh nhân viêm bì cơ cổ điển khởi phát ở trẻ em.
Viêm cơ tim.
Mắt: lác, viêm võng mạc thể mi…

4.1.4. Triệu chứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, rụng tóc, sụt cân.
4.1.5. Khối u ác tính: ung thư buồng trứng, ung thư vú ở phụ nữ, ung thư phế quản và ung thư đường tiêu hoá.
4.2.Các thể lâm sàng của viêm bì cơ
- Viêm da cơ ở trẻ em (Juvenile dermatomyositis): tăng biểu hiện calcinosis, sốt nhẹ, tăng nguy cơ biểu hiện các triệu chứng của dạ dày ruột và triệu chứng viêm khớp. Tim mạch: tỷ lệ block nhánh phải gặp 50% của nhóm này. Thể này không liên quan với khối u ác tính.
- Hội chứng chồng lấp (Overlap syndrome): ngoài biểu hiện của viêm bì cơ, bệnh nhân còn có những biểu hiện của một trong các bệnh của tổ chức liên kết (viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, viêm quanh động mạch nổi cục, bệnh của tổ chức liên kết hỗn hợp). Hội chứng overlap gặp nhiều ở nữ hơn nam (tỷ lệ 9 nữ/1 nam). Biểu hiện: viêm đa khớp, khô các tuyến ngoại tiết (sicca syndrome), xơ cứng ngón (sclerodactyly), hiện tượng Raynaud. Bệnh nhân còn dương tính với những kháng thể không liên quan đến cơ (ds-DNA, kháng thể kháng nhân, Scl-70, PM-Scl,…). Điều trị thường đáp ứng tốt với corticoid.
- Viêm bì cơ không có biểu hiện cơ (Amyopathic dermatomyositis, Dermatomyositis sine myositis): bệnh nhân có ban ở da (một hoặc hai ban rất đặc hiệu kèm theo một hoặc nhiều ban đặc trưng), nhưng không có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của viêm cơ. Thể này chiếm khoảng 2-11% viêm bì cơ. Bệnh nhân thường mệt mỏi, thờ ơ, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bệnh nhân không có biểu hiện yếu cơ trên lâm sàng nhưng xét nghiệm siêu âm, MRI, sinh thiết cơ có biểu hiện bất thường thì người ta xếp vào thể viêm bì cơ ít có biểu hiện cơ (Hypomyopathic dermatomyositis).
- Viêm bì cơ kèm ung thư (Dermatomyositis malignancy): thường gặp nhất ở những người trên 50 tuổi. Những ung thư hay gặp là: ung thư buồng trứng, dạ dày và lyphoma; ngoài ra còn gặp ung thư phổi, ung thư cơ quan sinh dục nam, nonmelanoma da, Kaposi's sarcoma, mycosis fungoides and melanoma.

5. CẬN LÂM SÀNG
5.1. Sinh hóa:Men cơ :
Creatine kinase (CK):
CK xúc tác phản ứng:
Mg++ pH9
pH7Creatinin + ATP Creatin + P + ADP
CK có ở cơ vân, cơ tim và não. CK có 3 isoenzym: isoenzym typ cơ CK-MM, isoenzym typ tim CK-MB, isoenzym typ não CK-BB. CK toàn phần ở cơ hầu như chỉ là CK-MM và khoảng 3% là CK-MB, CK ở tim có CK-MB (trên 40%) và CK-MM (gần 60%), CK ở não chỉ là CK-BB, bình thường không qua được hàng rào máu não và thường không có trong huyết thanh.
CK huyết thanh chủ yếu là CK-MM. Xét nghiệm đo nồng độ CK trong huyết thanh có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất để đánh giá tổn thương cơ trong bệnh viêm bì cơ và một chỉ số quan trọng để đánh giá độ hoạt động của bệnh. 90% bệnh nhân viêm bì cơ, viêm đa cơ cổ điển có biểu hiện tăng men cơ.
- Trong thời kỳ hoạt tính, cấp có tăng Creatin phosphokinase -CPK- (65%), phần lớn đặc hiệu cho bệnh cơ. Cũng tăng Aldolase 40%, tăng GOT, lactate dehydrogenase- LDH (tăng men cơ chứng tỏ bệnh cơ, hoại tử cơ)

Aldolase: (fructose biphosphat aldolase)
Là enzym phân huỷ đường, xúc tác biến fructose 1-6 diphosphat thành triose phosphat và có thể tách các isoenzym bằng điện di. Aldolase huyết tương có nguồn gốc nhiều nhất là ở các cơ rồi ở gan và thận. Ở hồng cầu có nhiều hơn huyết tương khoảng 150 lần và vì vậy không định hoạt động aldolase ở các huyết thanh bị huỷ huyết. Trong bệnh viêm bì cơ, aldolase tăng.Transaminase:

Transaminase là các enzym có tác dụng vận chuyển nhóm amin từ 1 acid ỏ amin cho một acid ỏ cetonic. Kết quả của sự chuyển amin sẽ cho các acid amin mới cần thiết đối với cơ thể hoặc giúp cho quá trình khử amin của các acid amin không có emzym hoạt động thích hợp ở điều kiện pH của cơ thể. Trong các tổ chức của cơ thể có nhiều loại transaminase nhưng những enzym có độ hoạt động cao hơn cả và ứng dụng nhiều trong lâm sàng là glutamat oxaloacetat transaminase (GOT) và glutamat pyruvat transaminase (GPT). GOT có ở mọi tổ chức nhưng nhiều hơn cả là ở cơ tim rồi gan và cơ xương. GPT có thể gặp ở mọi tổ chức nhưng cao nhất là ở gan; cơ xương và cơ tim ít hơn rõ rệt.
Trong bệnh viêm bì cơ, transaminase tăng, chủ yếu là tăng GOT. Tuy nhiên, các men này còn có thể tăng khi dùng một số thuốc trong đó có methotrexat (một loại thuốc để điều trị bệnh viêm bì cơ).
Lactat dehydrogenase (LDH):
LDH là enzym có ở trong bào tương, xúc tác khâu cuối cùng của sự phân giải glucose yếm khí: Pyruvat + NADH2 Lactat + NAD
LDH thấy ở mọi tế bào nhưng đặc biệt nhiều ở gan, tim, cơ xương, thận, hồng cầu và tiểu cầu.
Trong bệnh viêm bì cơ, LDH tăng nhưng ít có giá trị lâm sàng bởi vì độ đặc hiệu thấp.

5.2.Miễn dịchCác tự kháng thể
Kháng thể kháng nhân
ANA dương tính tới 78% số bệnh nhân khi dùng kháng nguyên là tế bào người (Hep-2, tế bào KB).

Kháng thể kháng các thành phần của nhân và bào tương
Các tự kháng thể đặc trưng trong bệnh viêm bì cơ được chia làm 2 nhóm: nhóm tự kháng thể đặc hiệu cho bệnh viêm cơ (myositis-specific autoantibodies) và nhóm tự kháng thể liên quan đến bệnh viêm cơ (myositis-associated autoantibodies). Nhóm tự kháng thể đặc hiệu cho bệnh viêm cơ gồm: các antisynthetase (Jo-1, PL-7, PL-12, OJ), Mi-2 và SRP. Nhóm tự kháng thể liên quan đến bệnh viêm cơ gồm: PM/Scl, Ro/SS-A (Ro52, Ro60), U1RNP… Nhóm thứ hai thường gặp trong hội chứng overlap.
Kháng thể kháng Jo-1 (histadyl transfer-RNA synthetase) dương tính trong 20% trường hợp viêm bì cơ/viêm đa cơ cổ điển nói chung ở người lớn và 30-40% viêm đa cơ ở người lớn; thường liên quan đến bệnh phổi kẽ.
Kháng thể kháng Mi-2 (Mi-2: một phức hợp protein nhân) dương tính trong 8% trường hợp.
Kháng thể Signal-recognition particle (SRP): gặp ở 5% bệnh nhân viêm đa cơ và thường gặp ở những người khởi phát cấp tính, nặng, có biểu hiện tim mạch, kháng trị.

Protein C phản ứng (C reactive protein- CRP): tăng.
Tế bào Hagraves: là những bạch cầu tìm thấy ở trong máu hay tuỷ, trong bào tương có chứa những mảnh nhân của các tế bào khác đã bị tiêu huỷ. Hiện nay xét nghiệm này ít ứng dụng trên lâm sàng do độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.

Yếu tố dạng thấp (RF: Rheumatoid factor -, globulin): là một globulin miễn dịch IgM đặc hiệu với phân đoạn Fc của globulin miễn dịch IgG. Yếu tố dạng thấp là một tự kháng thể, dương tính trong khoảng 20% trường hợp viêm bì cơ, thường gặp ở những bệnh nhân overlap.
5.3.Mô bệnh học:
da: Biểu bì dẹt phẳng, thoái hoá phù lớp tế bào đáy, phù chân lớp trên, thâm nhiễm viêm rải rác. Lắng đọng dạng Fibrin với PAS dương tính ở đường tiếp giáp biểu bì - chân bì, và quanh mao mạch chân bì lớp trên, tích tụ acid mupolisaccharides ở chân bì. Trung bì phù, th­ường các dây chun bị phù, thâm nhiễm xung quanh mạch máu gồm tế bào lympho lẫn lộn với tổ chức bào, t­ương bào (plasmocyte) và những đơn bào, ít khi thấy tế bào sợi non. Hạ bì: thâm nhiễm gồm tế bào lympho và tế bào đơn nhân lớn, trong trư­ờng hợp kinh diễn có hiện t­ượng teo, xơ hoá, viêm các mao mạch và có các hắc tố ở lớp nhú.
cơ : sinh thiết cơ ở vai, cơ vòng cổ tử cung, các cơ yếu và nhạy cảm là cơ delta, cơ trên vai, cơ tứ đầu đùi, cơ mông hoặc cơ thắt lưng chậu. Sinh lý bệnh học có viêm cấp và viêm mạn cơ vân kèm hoại tử từng đoạn sợi cơ gây nên yếu cơ tiến triển. Thấy hình ảnh thoái hoá, hoại tử các sợi cơ và phản ứng viêm của các khoảng kẽ. Hình ảnh vasculitis thường gặp trong viêm bì cơ ở trẻ em. thấy hoại tử từng đoạn trong sợi cơ, có mất sợi chéo ngang. Tăng đông đặc nhuộm ưa Eosine, có hoặc không có dạng sợi tái sinh. Có các tế bào viêm Histiocytes, Macrophages, Lymphocytes, Plasma cells. Bệnh nhân viêm da cơ tuổi thanh niên có thể có viêm mao mạch.
5.4.Khác
Nước tiểu tăng bài tiết Creatine 24 giờ > 200mg/24 giờ.

Tốc độ lắng máu tăng.
Điện cơ (Electromyography): giúp cho việc chẩn đoán bệnh và xác định vị trí thích hợp để sinh thiết cơ, thường được tiến hành ở cơ delta hoặc cơ tứ đầu đùi. Đơn vị vận động ngắn, nhỏ và đa pha, rung sợi cơ, sóng dương sắc cạnh, tăng tính dễ kích thích, tích điện tương tranh tần số cao và lạ. tăng khả năng kích thích chỗ gài điện cực, phóng điện giả tăng trương lực cơ, sóng nhọn (+) cả trong bệnh cơ thần kinh.
Điện tim (ECG) có bằng chứng viêm cơ tim:
Tính dễ bi kích thích nhĩ- thất, bloc nhĩ - thất.
X quang phổi: xơ kẽ, thực quản có thể thấy nhu động giảm.
Cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging - MRI): cơ (không có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh nhưng giúp cho việc đánh giá mức độ hoạt động và xác định tốt nhất vị trí sinh thiết cơ).

6. CHẨN ĐOÁN
Việc chẩn đoán bệnh viêm bì cơ thường dễ hơn bệnh viêm đa cơ vì nó có những ban đặc trưng ở da. Tiêu chuẩn chẩn đoán mà Bohan và Peter đưa ra năm 1975 vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.6.1.Tiêu chuẩn

chẩn đoán
+Tiêu chuẩn chẩn đoán của (Bohan A, Peter JB, 1975 – The American College of Rheumatology):1. Yếu cơ đai chi đối xứng, cơ gấp cổ trước:
- Tiến triển qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng
- Có hoặc không có khó nuốt hay liên quan cơ hô hấp
2. Sinh thiết cơ (+)
3. Tăng men cơ
4. EMG có bộ 3:
- Đơn vị vận động đa pha, nhỏ, ngắn
- Sóng rung, nhọn, xen kẽ kích thích
- Phát động lập lại tầng số cao, tự nhiên
5. Thương tổn da bao gồm: ban đỏ tím (heliotrope) và dấu hiệu Gottron

Chẩn đoán chắc chắn viêm bì cơ khi có ban ở da và từ 2 trở lên trong số 4 tiêu chuẩn còn lại, nghi ngờ khi có ban ở da và có 1 trong số 4 tiêu chuẩn còn lại.
Các nhà Da liễu học thường chẩn đoán viêm bì cơ khi bệnh nhân có ban ở da, yếu cơ và tăng nồng độ men cơ trong huyết thanh mà thường không tiến hành sinh thiết và điện cơ. Việc phát hiện các tự kháng thể, đặc biệt là kháng thể kháng Jo-1 và kháng thể kháng Mi-2 thường được áp dụng. ¾ tiêu chuẩn đầu + phải có tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn chẩn đoán J Rheumatol 1995. Tanimoko, Nakano, Kano, Mori, Ueki, Nishitani
1. Thương tổn da:
· Heliotrope: hồng ban phù đỏ tím ở mí mắt trên
· Dấu hiệu Gottron: hồng ban teo, tăng sừng đỏ tím ở mặt duỗi của khớp ngón
· Hồng ban ở mặt duỗi của khớp chi, hồng ban đỏ tím ở khủy và khớp gối
2. Yếu cơ gần: chi trên hay dưới, thân
3. Tăng creatine kinase hoặc aldolase huyết thanh
4. Đau cơ khi cầm hoặc đau tự nhiên
5. Trên EMG có những thay đổi do cơ (đơn vị vận động đa pha ngắn có điện thế rung tự nhiên)
6. Test kháng thể kháng Jo-1 (+)
7. Viêm khớp không phá hủy hoặc đau khớp
8. Dấu hiệu viêm hệ thống (NĐ > 37 o C ở nách, CRP huyết thanh tăng hoặc VS > 20 mm/h với phương pháp Westergren)
9. Các dấu hiệu mô học phù hợp với viêm cơ (thâm nhiễm viêm của cơ vân hoặc thoái hóa hoạt động)

Viêm bì cơ (VBC): (nhạy cảm 94.1%, đặc hiệu 90.3%)
Tiêu chuẩn 1 và 4/8 tiêu chuẩn từ 2 – 9

Viêm đa cơ (VĐC): (nhạy cảm 98.9%, đặc hiệu 95.2%)
4/8 tiêu chuẩn từ 2 – 9

6.2.Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt:
Chẩn đoán dựa yếu cơ gần kề cơ gốc chi với 2 hoặc 3 tiêu chuẩn xét nghiệm (tăng mức enzyme cơ, biến đổi điện cơ và sinh thiết cơ).
Chẩn đoán phân biệt với:
Lupus đỏ.
Bệnh mô liên kết hỗn hợp.
Bệnh cơ do Steroid.
Toxoplasmasis.
Bệnh giun xoắn (Trichinosis). Dị ứng thuốc, viêm da dầu, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, vảy nến, các bệnh cơ…


7. ĐIỀU TRỊ
7.1. Mục đích điều trị: Ngăn chặn teo cơ, cứng khớp, tránh nắng, giảm ngứa, giảm những biểu hiện ở da.
7.2. Điều trị
Dinh dưỡng tốt.
Tránh ánh nắng mặt trời.
Nghỉ ngơi, không vận động cho đến khi CK trở về bình thường.
Khám định kỳ để phát hiện ung thư.
Thuốc bôi corticoid khi có biểu hiện ở da.
Điều trị ung thư (nếu có).
Corticoid: đây là vũ khí chính, liều 1-1,5 mg/kg/ngày rồi giảm dần khi nồng độ men CK trong máu giảm. Men CK thường giảm 50% sau 1 tháng điều trị và trở về mức bình thường sau 3-4 tháng. Cơ lực được cải thiện sau khoảng 2 tháng. Corticoid còn có thể áp dụng cho thể viêm bì cơ không có biểu hiện da, tuy nhiên nếu sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch thì sẽ ngăn được những biểu hiện lâm sàng của viêm cơ sau đó. Nếu liệu pháp corticoid thất bại thì người ta dùng các thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh nhân có kháng thể kháng Jo-1 cần dùng các thuốc ức chế miễn dịch lâu dài.
Các thuốc ức chế miễn dịch. Khi men CK không giảm hoặc cơ lực không được cải thiện sau 4-6 tuần thì dùng một trong các thuốc sau:
+ Methotrexat: 10-25 mg dùng một lần duy nhất trong tuần.
+ Azthioprin (Imuran): 1-2 mg/kg/ngày.
+ Cyclophosphamid: 1-2 mg/kg/ngày; ở trẻ em 2-4 mg/kg/ngày.
+ Cyclosporin: 3-5 mg/kg/ngày.
Gammaglobulin: tiêm tĩnh mạch globulin liều cao có thể áp dụng cho các bệnh nhân viêm bì cơ kháng trị: 2 g/kg chia đôi liều, tiêm hàng tháng trong 3 tháng đối với người lớn và 1-2 g/kg 2 tuần tiêm 1 lần trong 9 tháng đối với trẻ em.
Thuốc chống sốt rét: Hydroxychloroquin 200 mg/ngày, chia 2 lần (người lớn), 2-5 mg/kg/ngày (trẻ em) hoặc Chloroquin 250-500 mg uống hàng ngày.
Điều trị Calcinosis: Chế độ ăn ít Calci; Colchicin có thể giảm viêm và loét; hoặc cắt bỏ.


8. TIÊN LƯỢNG.
Viêm da và viêm đa cơ có thể phát hiện cùng một lúc nhưng nó có thể bắt đầu một cách đơn độc tiếp nối nhau sau một thời gian. Tuy nhiên bệnh nhân bị viêm da cơ có nguy cơ cao phát triển ung thư hơn viêm đa cơ. Tiên lượng tốt trừ kèm bệnh ác tính hoặc bị bệnh phổi. Bệnh nhân trên 50 tuổi cần điều tra bệnh ác tính kết hợp; Carcinoma vú, buồng trứng, phổi, phế quản, đường tiêu hoá. Phần lớn ung thư xuất hiện trong vòng 2 năm sau khi chẩn đoán. Điều trị thành công u tân sản làm đỡ viêm da cơ. Mặt khác tiến triển khó lường. 2/3 đáp ứng tốt với trị liệu Steroid. Can xi hoá là biến chứng đặc biệt ở trẻ em.
Tiên lượng của bệnh viêm bì cơ được cải thiện kể từ khi có liệu pháp cortocoid và các thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm, chế độ chăm sóc tốt và các yếu tố khác. Tiên lượng không tốt ở những người khởi phát bệnh đột ngột, tuổi cao, biểu hiện tim, phổi và những khối u ác tính kèm theo, những người không đáp ứng hoặc đáp ứng chậm với corticoid. Tiên lượng của bệnh viêm bì cơ còn liên quan đến type tự kháng thể. Các tự kháng thể kháng synthetase (Jo-1, PL-7, PL 12) có liên quan đến việc đáp ứng kém với điều trị và bệnh phổi kẽ. Kháng thể kháng Mi-2 liên quan với thể đáp ứng tốt với điều trị.


Những nguyên nhân gây tử vong: những khối u ác tính, tim mạch, phổi và nhiễm trùng và biến chứng do điều trị.


________________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Cơ hội sống cho trẻ bị dị tật thoát vị cơ hoành bẩm sinh

Một bệnh nhi sơ sinh được phẫu thuật thành công nội soi thoát vị cơ hoành bẩm sinh ngay tại phòng hồi sức trong khi đang phải sử dụng máy thở cao tần. Theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, đây là bệnh lý phức tạp lần đầu tiên được tiến hành phẫu thuật với điều kiện đặc biệt nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Thành công của ca phẫu thuật góp thêm kinh nghiệm quan trọng của nội soi thế giới và mở ra nhiều cơ hội sống cho những bệnh nhi có tình trạng bệnh tương tự.

Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật nội soi cho bệnh nhi Tú. 
Quyết định táo bạo trước tình huống khó
Chỉ sau khi sinh ra được 2 phút, cháu bé Hà Thanh Tú (Hoàng Mai- Hà Nội) đã xuất hiện tình trạng tím tái, suy hô hấp. Ngay lập tức bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Xanh Pôn, được chẩn đoán là thoát vị cơ hoành bẩm sinh với tình hình hết sức nguy kịch nên các bác sĩ ở đây đã phải mở nội khí quản, cho thở ôxy và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi cháu bé đến bệnh viện, tình trạng rối loạn trao đổi khí rất trầm trọng, khí CO2 bị ứ nhiều, do vậy không thể thở máy bình thường mà phải cho thở máy cao tần với mục đích rút khí CO2 và tăng cường trao đổi ôxy. Sau 5 ngày thở máy cao tần, bệnh nhi có tỉnh táo hơn nhưng hoạt động tuần hoàn vẫn rất kém, các bác sĩ cố gắng chuyển sang mode thở thông thường nhưng bệnh nhi không đáp ứng được, cho nên vẫn phải sử dụng máy thở cao tần và các thuốc hỗ trợ tim mạch.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm cho biết, bệnh nhi không chỉ bị thoát vị cơ hoành mà còn bị dị tật tim bẩm sinh còn ống động mạch dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi. Câu hỏi đặt ra là tiếp tục cho bệnh nhi thở máy hay phải phẫu thuật ngay? Nếu tiếp tục thở máy cao tần thì bệnh nhi sẽ bị nhiễm khuẩn gây viêm phổi và không giải quyết được tình hình tạng chui lên lồng ngực gây chèn ép tim, bệnh nhi sẽ tử vong nhanh chóng. Vậy thì phải phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nếu vậy bệnh nhân sẽ phải chuyển từ phòng hồi sức sang phòng mổ, trong thời gian đó phải tháo máy thở cao tần và hỗ trợ hô hấp bằng cách bóp bóng nhưng tình trạng sức khỏe bệnh nhi chỉ cần rút máy thở cao tần là tử vong ngay. Không những thế, máy thở cao tần không đáp ứng được trong phòng mổ vì hệ thống máy kết nối khí nén và ôxy trong phòng mổ không tương thích với máy thở cao tần, trong khi chỉ có loại máy thở này mới duy trì hô hấp được cho bé Tú. Không còn cách nào khác, PGS.TS. Liêm quyết định phẫu thuật nội soi cho bé Tú ngay tại phòng hồi sức trong khi bệnh nhân vẫn phải sử dụng máy thở cao tần.

 Bệnh nhi Tú sau khi phẫu thuật.
 
Đối mặt với thử thách
PGS.TS. Liêm cho biết, trên thế giới người ta đã tiến hành những phẫu thuật đơn giản cho trẻ sơ sinh tại phòng hồi sức nhưng mổ nội soi thoát vị cơ hoành bẩm sinh trong tình trạng thở máy cao tần thì chưa được ghi nhận. Thách thức đặt ra là bố trí các thiết bị mổ trong phòng hồi sức rất khó khăn. Chiếc giường cũi của bệnh nhi phải nâng lên ngang bằng thành cũi để biến thành bàn mổ, rất khó cho phẫu thuật viên thực hiện vì họ phải kê bục đứng trong suốt thời gian mổ (hơn một tiếng đồng hồ). Tần số thở máy cao tần khoảng 1.000lần/phút trong khi máy thở thông thường cho trẻ em là 60-100lần/phút, điều đó làm cho lồng ngực dao động liên tục, rất khó nội soi chính xác. Mặt khác, khi phẫu thuật nội soi thoát vị cơ hoành phải làm xẹp phổi bên thoát vị mới có không gian đưa dụng cụ vào lồng ngực thao tác nhưng thở máy cao tần rất khó làm xẹp phổi, làm cho khi phẫu thuật hết sức khó khăn. Trong khi đó bệnh nhân cũng không đáp ứng được thuốc gây mê bốc hơi mà phải gây mê bằng đường truyền tĩnh mạch.
Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ cho áp lực của máy thở xuống thấp đến mức làm cho phổi không quá căng để có thể đưa dụng cụ vào lồng ngực thao tác. Dùng áp lực CO2 cao hơn bình thường (bình thường áp lực CO2 từ 2-4mmHg, nhưng trong trường hợp này phải dùng đến 6mmHg thậm chí có lúc là 8mmHg) làm phổi bớt căng để có không gian thao tác đẩy các tạng xuống bụng và khâu kín lại chỗ cơ hoành bị thoát vị. Trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng sau hơn 1 giờ phẫu thuật, ca mổ đã hoàn thành.

Cơ hội cho người bệnh
PGS.TS. Liêm cho rằng, thành công của ca bệnh này cho thấy vẫn có thể tiến hành thành công phẫu thuật nội soi thoát vị cơ hoành cho trẻ sơ sinh trong điều kiện phòng hồi sức, phải gây mê tĩnh mạch và thở máy cao tần. Vẫn có thể bơm áp lực CO2 vào lồng ngực lớn hơn bình thường mà chỉ số sinh hóa của cơ thể không bị ảnh hưởng tạo điều kiện tốt cho các thao tác nội soi. Trước đây, nếu không chuyển được mode thở thì các bệnh nhi tình trạng như của bé Tú không thể mổ được, như vậy bệnh nhân sẽ tử vong vì biến chứng viêm phổi và suy tuần hoàn. Đây sẽ là kinh nghiệm quan trọng để bệnh viện tiếp tục các ca bệnh khó tương tự và cũng sẽ đóng góp một kinh nghiệm quan trọng vào phẫu thuật nội soi quốc tế.
Chỉ sau 3 ngày phẫu thuật, bé Tú chuyển sang thở máy thở thông thường và 4 ngày tiếp theo đã tự thở được. Hiện tại cháu đã bú mẹ bình thường và chuẩn bị xuất viện. 
____________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Hỏi về bệnh thoát vị cơ hoành?

Chào bác sỹ !con bị thoát vị hoành không biết nghĩa là gì!mà con ăn vào cảm thấy rất đau chỗ bị thoát vị nội soi thì ghi như sau;Đường Z cách cung răng 38cm:có vòng thắt khác chứa niêm mạc dạ dày .Vậy bệnh này có nặng không thưa bác sỹ và cách điều trị ra sao .


Trả lời:
Xin chia sẻ với bạn về bệnh Thoát vị cơ hoành như sau: Cơ hoành là một cấu trúc cân-cơ có hình vòm tạo thành vách ngăn, ngăn cách khoang ngực với khoang bụng. Sự hoàn chỉnh vách ngăn cơ hoành xảy ra vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Sự thất bại trong quá trình phát triển của các nếp gấp phúc-phế mạc từ thời kỳ bào thai sẽ tạo ra khiếm khuyết trên cơ hoành. Khiếm khuyết này làm thông thương khoang ngực với khoang bụng. Khiếm khuyết thường xảy ra nhất là ở vùng sau, bên trái.
1/ Thoát vị cơ hoành là một dị tật bẩm sinh thường thấy ở trẻ nhỏ
Là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh thường ở vị trí lỗ sau và bên trái của cơ hoành. Tuỳ thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non, lách. Những trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh thường có tổn thương phổi nặng nề
Bệnh thường chiếm tỉ lệ 1/12500 trẻ mới sinh ra, tỉ lệ tử vong là khoảng 30 – 50%.
Biểu hiện ở trẻ sơ sinh:
-    Có triệu chứng suy hô hấp ngay sau đẻ: Trẻ khó thở tím tái, thường thấy ngay từ nhịp thở đầu tiên bụng lõm, ngực phồng. Nghe phổi rì rào phế nang cùng bên bị thoát vị giảm, tim bị đẩy sang bên đối diện, nghe thấy có tiếng nhu động ruột lên ngực. Nếu hồi sinh tim phổi bằng cách bóp bóng thì càng thấy trẻ tím hơn
Biểu hiện của trẻ ngoài giai đoạn sơ sinh: Có thể có một trong các tình huống sau:
-   Viêm phổi tái phát nhiều thành từng đợt; khó thở; tắc ruột (bí trung, đại tiện, bú kém, nôn…); hoặc các dấu hiệu khi khám: nghe phổi thấy rì rào phế nang bên thoát vị giảm hơn bên lành, có tiếng nhu động ruột, ngực bên thoát vị phồng hơn, bụng lõm…
Xét nghiệm phát hiện thoát vị:
- Chụp Xquang: thấy hình hơi của ruột trên lồng ngực, tim bị đẩy sang bên đối diện, mất đường  liên tục của vòm hoành, nếu chụp ngực có bơm cản quang vào dạ dày thì thấy dạ dày và ruột nằm trên lồng ngực
- Siêu âm: sử dụng cho trường hợp thoát vị hoành bên phải không xác định được bằng lưu thông ruột, vòm hoành mất độ liên tục, gan nẳm trên cơ hoành.
Thoát vị cơ hoành thường làm vùng phổi bị các tạng xâm lấn chèn ép cơ giới làm cho giảm sinh phổi. Nhưng các tiến bộ khoa học gần đây cho rằng sự giảm sinh phổi này còn đồng thời với sự thiếu hụt cơ hoành. Tỉ lệ tử vong vấn còn cao vì phổi vấn không được cải thiện mặc dù bệnh nhân đã được điêu trị đóng lỗ thoát vị. Bệnh được chỉ định cấp cứu ban đầu và vận chuyển với thở oxy qua mũi hoặc đặt nội khí quản, tránh bóp bóng qua mặt nạ, đặt sonde dạ dày. Hồi sức trước mổ tốt, đặc biệt trong trường hợp có suy hô hấp, lỗ thoát vị rộng. Mổ cấp cứu ngay khi có chẩn đoán xác định, để giải phóng phần tổ chức phổi bị giảm sinh càng sớm càng tốt.

2/ Thoát vị cơ hoành ở người lớn: Thường là thoát vị khe thực quản. Cơ hoành có ba lỗ mở chính và các lỗ nhỏ phụ để giúp cho thực quản, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ trên “chui qua”. Sự thoát vị của dạ dày qua khe thực quản được gọi là thoát vị khe thực quản. Một trong những biểu hiện thường gặp nhất của thoát vị khe thực quản là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Hiện tượng trào ngược này có liên quan đến một số yếu tố, trong đó có hoạt động của cơ thắt dưới thực quản.
Thoát vị khe thực quản xảy ra ở người trẻ tuổi có thể là thoát vị bẩm sinh, những thoát vị mắc phải thường gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân của thoát vị khe thực quản là do sự suy yếu màng ngăn thực quản (thoát vị mắc phải) hay một lổ khiếm khuyết của cơ hoành ở khe thực quản (thoát vị bẩm sinh). Những thoát vị này thường không có dấu hiệu gì đặc biệt, thường m
ột số trường hợp phần dạ dày thoát vị có thể tự xuống được hoặc không. Bệnh thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh chụp phổi hoặc nghĩ đến khi đi khám với triệu chứng của bệnh cảnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày thực quản: như khó thở, mệt mỏi, ăn chậm tiêu, nôn ói từng giai đoạn, rối loạn tiêu hoá…Bệnh được điều trị bằng phấu thuật nhằm mục đích đưa phần tạng bị thoát vị phục hồi về vị trí cũ, khâu phục hồi lại lỗ thực quản cơ hoành. Bệnh thường có tiến triển tốt sau mổ.

 ________________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Cách trị nấc

Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực. Bệnh có thể được chữa bằng nước gừng, cháo hạt tía tô, cháo nho... hoặc đơn giản bằng cách uống từng ngụm nước nhỏ hoặc nuốt nước bọt liên tục.



Nguyên nhân gây nấc tạm thời là do rối loạn trong hoạt động của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi, bệnh tim, thiếu máu cục bộ, tăng ure huyết… Theo Đông y, nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận, không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí.

Một số bệnh lý như táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư nhược… cũng gây nấc. Nấc còn xuất hiện khi ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống nước lạnh, hoặc để dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết, khiến khí đi ngược lên cơ hoành.


Người ta chia nấc làm 3 loại:


- Nấc do nhiễm lạnh: thường xuất hiện vào buổi sáng, tiếng nấc nhẹ. Buổi tối, tiếng nấc nặng hơn và liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh.


- Nấc do nhiệt thịnh: tiếng nấc to, mạnh, thời gian giữa 2 tiếng không cố định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó…


- Nấc do cơ thể suy hư, ốm yếu: tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng dài, người mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém…


Một số món ăn bài - thuốc trị nấc:


1. Nước gừng: gừng tươi 2 lát mỏng, giã nhỏ, đun với 200ml nước nhỏ lửa, để nguội, lọc nước bỏ bã. Đường trắng 1 thìa cà phê cho vào quấy đều. Bệnh nhân vừa uống vừa đếm đến 9, dùng 1-2 lần/ngày.


2. Nước vải: vải chín 10 quả, bóc cùi, cho vào cốc với 1 thìa cà phê mật ong, hấp cách thủy. Khi cùi vải chín thì ép lấy nước. Bệnh nhân ăn cùi vải trước sau đó uống nước 2 lần/ngày.


3. Nước quất hồng bì: quất hồng bì chín 20 quả, rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm 1 thìa canh đường, trộn đều, hấp cách thủy. Khi quất hồng bì chín, ép lấy nước uống.


4. Cháo hạt tía tô: hạt tía tô 20 g, xay thành bột mịn, thêm hạt tiêu 4 hạt, đun với 250 ml nước, chắt nước bỏ bã. Bột gạo 100 g cho vào nước hạt tía tô, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho 20 g đường phèn, quấy tan. Bệnh nhân ăn một lần lúc đói, trong 2-3 ngày.


5. Cháo nho: Nho chín 100 g, gạo 100 g, sữa bò tươi 50 ml, mật ong 1 thìa. Gạo xay thành bột, nho quả rửa sạch, giã dập đun với 200 ml nước, chắt nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn một lần/ngày lúc đói, dùng trong 2 ngày.


Cách trị nấc không dùng thuốc:


- Khi nấc, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục…


- Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín 2 cánh mũi, đồng thời khép kín miệng môi, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy trong 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại khoảng 15 -20 lần.


- Bệnh nhân nhắm hờ mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ và sâu vào hai nhãn cầu trong 1-2 giây, rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ, làm liên tục trong 15-20 lần.


_____________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Luyện cơ hoành để tim khoẻ

Huyet_Ap_CaoCơ hoành hoạt động càng mạnh thì tim càng khoẻ nên nhiều chuyên gia khí công đã đặt tên cho cơ hoành là “trái tim thứ hai”

“Trời sinh voi ắt sinh cỏ” mà sao không gắn thêm trong cơ thể con người một trái tim nữa để phòng hờ? Ước muốn này không hẳn là siêu tưởng nếu bạn đừng quên cơ hoành - lớp cơ trơn giữ vai trò lá chắn giữa lồng ngực và xoang bụng. Một thành phần tưởng không giữ vai trò nào nổi bật trong cơ thể ấy vậy mà lại có thể trở thành đòn bẩy cho trái tim khoẻ mạnh.

Trái tim thứ hai
Người tập khí công, dưỡng sinh, yoga... có điểm tương đồng trong thao tác hô hấp là khi hít vào bằng mũi thì sẽ thở ra bằng miệng, hít vào thật nhanh thì thở ra thật chậm hoặc làm ngược lại. Sở dĩ như thế là vì muốn luyện tập chức năng của cơ hoành.
Cùng với động tác hô hấp, cơ hoành lên xuống nhịp nhàng trong từng nhịp thở nhưng với cách thở thông thường thì cơ hoành không ảnh hưởng bao nhiêu trong vùng xoang ngực và xoang bụng. Khi hít thật sâu để tăng áp lực trong lồng ngực thì  cơ hoành bị đẩy xuống với sức ép cao hơn bình thường và sẽ như bàn tay đưa thêm máu đến toàn bộ cơ quan khu trú trong xoang bụng.

Ngay lúc đó, nếu động tác giữ hơi thực hiện đúng kỹ thuật nữa thì cơ hoành chẳng khác nào chiếc van đóng kín để lượng máu lưu thông đến gan, thận, tuỵ tạng, dạ dày... kịp bàn giao dưỡng chất và tiếp nhận phế chất. Liền sau đó, động tác thở ra lại kéo cơ hoành về vị trí bình thường, qua đó giải toả áp lực trong xoang bụng để máu được hút từ nội tạng về tim một cách hồ hởi.

13-chot
Ngồi thiền luyện thở.
Các chuyên gia yoga ở Ấn Độ đã so sánh cơ hoành như bàn tay điêu luyện vừa xoa vừa bóp nội tạng bằng động tác lúc bơm lúc hút. Do đó, không lạ gì khi rối loạn chức năng tiêu hoá, tiết niệu là những điều xa lạ với người đã khổ công tập thở.
Cơ hoành khi được kéo lên lúc thở ra sẽ tạo áp lực trong lồng ngực để đẩy máu từ tim lên phổi đồng thời tưới máu trên thành tim, khi hạ thấp trong lúc hít vào sẽ giúp động tác co thắt của trái tim thêm nhẹ nhàng. Nói cách khác, cơ hoành hoạt động càng mạnh thì tim càng khoẻ nên nhiều chuyên gia khí công đã đặt tên cho cơ hoành là “trái tim thứ hai”.

Một công đôi việc
Trên thực tế, cơ hoành không chỉ hữu ích cho tim vì nó vừa trợ lực cho trái tim và hai lá phổi vừa tiếp dưỡng khí cho đủ loại cơ quan trong xoang bụng. Người giỏi kỹ thuật hô hấp qua đó có thể tự cải thiện chức năng hô hấp do tác dụng gián tiếp trên hệ tuần hoàn. Biết cách hít thở đồng nghĩa với tối ưu hoá chức năng của não bộ, của hệ tiêu hoá, nội tiết, sinh dục... nhờ tế bào không thiếu dưỡng khí.
Để tăng cường hiệu năng của cơ hoành, người tập yoga, dưỡng sinh còn khéo hơn nữa khi kết hợp trong bài tập một số động tác để buộc cơ hoành hoạt động mạnh hơn, lâu hơn khi hít thở. Cơ hoành càng dẻo dai, tim càng đỡ mệt nhưng uổng ghê vì ai cũng có hai trái tim song thực tế ít người biết dùng.

Cách tập luyện
Muốn tập luyện cơ hoành bằng động tác hít thở, cần lưu ý một số nguyên tắc sau: Không thao tác trong vội vã, gượng ép mà hít thở đều đặn đến khi hoàn toàn sẵn sàng cho động tác hô hấp đúng nghĩa dưỡng sinh; mỗi đợt tập không cần hơn 10 phút nhưng nếu được nhiều đợt/ngày, nhất là khi vừa thức dậy, trước khi đi ngủ và ngay lúc căng thẳng tinh thần thì rất tốt; tập trong tư thế hoàn toàn thoải mái, tập trung vào động tác hô hấp rồi hít vào bằng mũi thật nhanh, thật mạnh, sau đó giữ hơi một cách bình thản trong vài giây càng tốt nhưng tuyệt đối đừng để có cảm giác nặng ngực; thở ra thật chậm, thật đều và thật nhẹ trước khi thổi phụt một hơi khi thở ra gần hết.
Muốn biết tập đúng hay không cần dựa vào các chỉ tiêu: Không đỏ mặt, không chóng mặt trong khi tập; nhịp tim sau khi tập phải trở lại như trước trong vòng 15 phút sau khi tập; không tăng huyết áp, không đau đầu sau khi tập; có thể khó ngủ trong vài ngày đầu nhưng giấc ngủ bình yên phải trở lại sau đó và ngủ ngon hơn trước.
__________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Bệnh do nhiễm virus coxsackie, biểu hiện và điều trị thế nào?

Virus coxsackie là một Enterovirus có khả năng sinh sôi trong đường tiêu hóa, ổn định trong môi trường acid kể cả acid dịch dạ dày. Giống như các virut đường tiêu hóa khác, nhiễm virus coxsackie phổ biến nhất vào mùa hè. Virut gây ra một số hội chứng trên lâm sàng như: viêm màng não vô khuẩn; bệnh cúm mùa hè; bệnh tay chân miệng; viêm màng ngoài tim; đái tháo đường... 


Đến nay, nhờ tiến bộ của khoa học, hai nhóm virut A và B đã được xác định dựa vào xét nghiệm huyết thanh hoặc nuôi cấy; đồng thời có trên 50 týp huyết thanh đã được xác định. Những virut loại này gây ra nhiều bệnh và hội chứng lâm sàng phức tạp.

Biểu hiện lâm sàng


Virus coxsackie gây ra các hội chứng lâm sàng sau:


- Viêm màng não vô khuẩn và viêm não: Bệnh nhân viêm màng não vô khuẩn điển hình có cơn sốt đột ngột kèm ớn lạnh, nhức đầu, sợ ánh sáng và đau khi vận động mắt, buồn nôn, nôn, lơ mơ, cổ cứng, tăng bạch cầu lympho trong dịch não tủy nhưng không có biến đổi các thành phần sinh hóa. Vài trường hợp sốt dịu đi vài ngày, sau đó sốt lại kèm theo những dấu hiệu viêm màng não. Viêm não khu trú và viêm tủy cắt ngang đã được thông báo do virus coxsackie nhóm A, và viêm não lan tỏa sau nhiễm virut nhóm B.


- Bệnh sốt không đặc hiệu hay cảm cúm mùa hè: Biểu hiện lâm sàng phổ biến của nhiễm virus coxsackie là sốt không đặc hiệu. Sau thời kỳ ủ bệnh từ 3 - 6 ngày, bệnh nhân thấy sốt đột ngột kèm uể oải, nhức đầu. Có những trường hợp kèm triệu chứng đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho. Có khi thấy bệnh nhân bị nôn. Bệnh kéo dài từ 3 - 4 ngày và hầu hết giảm sau một tuần.


- Bệnh tay chân miệng: Bệnh có thể tạo thành dịch và đặc trưng bằng viêm miệng, các ban có bọng nước trên bàn tay và bàn chân. Sau thời gian ủ bệnh từ 4 - 6 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt, chán ăn và uể oải, đau họng và nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, sau đó là ở mu tay, đôi khi là lòng bàn tay. Mụn nước dạng bóng rộp và nhanh chóng loét. Khoảng 30% bệnh nhân có những tổn thương ở vòm miệng, lưỡi gà hay hạch hạnh nhân. Tổn thương thường giảm trong một tuần. Khoảng 90% trẻ dưới 5 tuổi tử vong có liên quan đến phù phổi hay xuất huyết phổi.


- Viêm họng mụn nước: Bệnh xuất hiện đột ngột bằng sốt cao, có khi tới 40oC, một số bệnh nhân co giật do sốt cao; đau đầu, đau cơ, nôn, đau họng. Bệnh có đặc điểm là các triệu chứng sớm như chấm xuất huyết hoặc các sẩn ở vòm miệng, miệng tiến triển thành các ổ loét nông trong khoảng 3 ngày, sau đó các ổ loét liền lại.


- Đau ngực dịch tễ (bệnh Bornholm). Hầu hết bệnh nhân thấy xuất hiện nổi bật bằng triệu chứng đau do viêm màng phổi. Đau, tăng cảm giác và sưng các cơ phía trên cơ hoành. Các dấu hiệu khác như đau đầu, đau họng, mệt mỏi và buồn nôn. Ít gặp viêm tinh hoàn và viêm màng não vô khuẩn.


- Viêm màng ngoài tim cấp tính không đặc hiệu: Triệu chứng xuất hiện đột ngột bằng đau trước ngực, đau tăng lên khi hít vào và khi nằm ngửa, tiếng cọ màng ngoài tim xuất hiện sớm. Bệnh nhân thấy sốt, đau đầu và đau cơ. Khám thấy triệu chứng của tràn dịch màng ngoài tim với dấu hiệu mạch nghịch thường tăng áp lực tĩnh mạch và tim to. Trên điện tâm đồ cho thấy biểu hiện của viêm màng ngoài tim. Nhiều trường hợp bệnh có thể tái phát.


- Viêm cơ tim: Suy tim ở trẻ sơ sinh là thứ phát do viêm cơ tim trong thời kỳ bào thai. Bệnh cơ tim giãn ở người lớn có liên quan tới nhiễm virus coxsackie nhóm B (đặc biệt B2, B5). Trên 30% trường hợp viêm cơ tim cấp là do virus coxsackie gây ra. Bệnh gặp cả ở trẻ sơ sinh, thanh niên hay người trưởng thành, trong đó trên 2/3 là nam giới. Bệnh nhân thấy sốt, viêm đường hô hấp trên, đau ngực, khó thở, loạn nhịp hoặc suy tim. Khám thấy tiếng cọ màng ngoài tim trong khoảng 50% các trường hợp. Điện tâm đồ cho thấy đoạn ST nhô lên hoặc sóng ST và T bất thường. Trẻ sơ sinh thường mắc bệnh nặng, trong khi trẻ em và người lớn hồi phục hoàn toàn. Khoảng trên 10% số ca bệnh tiến triển thành bệnh cơ tim mạn tính.

- Viêm gan tối cấp ở trẻ sơ sinh có giảm tiểu cầu có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.


- Đái tháo đường phụ thuộc insulin đã được xác định có sự liên quan giữa xuất hiện đái tháo đường týp 1 ngay sau nhiễm virus coxsakie týp B.


- Virut còn gây các tổn thương khác như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, bạch hầu thanh quản, viêm đa cơ, viêm khớp cấp, viêm thận cấp, viêm họng herpes, viêm kết mạc xuất huyết cấp...


Các dấu hiệu cận lâm sàng. Các xét nghiệm thông thường không phát hiện thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Có thể tìm thấy kháng thể bằng phản ứng trung hòa xuất hiện trong giai đoạn bệnh hồi phục. Người ta đã phân lập được virut từ nước súc họng hoặc phân được cấy truyền vào chuột đang bú.


Điều trị và phòng bệnh


Điều trị các bệnh và hội chứng do virus coxsackie gây ra chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nâng đỡ trong các trường hợp viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, đái tháo đường, viêm tụy, hội chứng giống bại liệt. Hầu hết những hội chứng do virus coxsackie có tính chất lành tính và tự khỏi. Dùng globulin miễn dịch trong trường hợp bị bệnh nặng như viêm não, màng não, viêm đa cơ... Thường xuyên rửa tay, đeo găng tay là biện pháp phòng bệnh rất quan trọng trong đợt có dịch.


____________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →